‘Săn’ ảnh cá voi săn mồi ở Gia Lai

Từ cuối tháng 6, cá voi liên tục xuất hiện ở vùng biển Bình Định cũ – nay là Gia Lai – để săn mồi, thu hút nhiếp ảnh gia đến chụp ảnh.

Trong khoảng một tuần trở lại đây, nhiều người đi biển bắt gặp ba con cá voi ở khu vực Nhơn Hải và Vũng Bồi, tỉnh Gia Lai – thuộc tỉnh Bình Định cũ.

Tới sáng 3/7, cá voi tiếp tục xuất hiện ở gần khu vực cảng Đề Gi, tỉnh Gia Lai từ khoảng 6h30 đến 8h. Ảnh: Phạm Công Quý

Trong khoảng một tuần trở lại đây, nhiều người đi biển bắt gặp ba con cá voi ở khu vực Nhơn Hải và Vũng Bồi, tỉnh Gia Lai – thuộc tỉnh Bình Định cũ.

Tới sáng 3/7, cá voi tiếp tục xuất hiện ở gần khu vực cảng Đề Gi, tỉnh Gia Lai từ khoảng 6h30 đến 8h. Ảnh: Phạm Công Quý

Anh Thanh Tuấn (thứ hai từ trái sang), sống tại TP HCM, cho biết đang đi chụp ảnh chim rừng ở Lâm Đồng và được một số người đi lặn báo tin cá voi ở Đề Gi nên lập tức đến để “săn” hình. Trong vài năm qua, anh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội chụp cá voi nên lần này quyết tâm phải có ảnh đẹp. Ảnh: Thanh Tuấn

Anh Thanh Tuấn (thứ hai từ trái sang), sống tại TP HCM, cho biết đang đi chụp ảnh chim rừng ở Lâm Đồng và được một số người đi lặn báo tin cá voi ở Đề Gi nên lập tức đến để “săn” hình. Trong vài năm qua, anh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội chụp cá voi nên lần này quyết tâm phải có ảnh đẹp. Ảnh: Thanh Tuấn

Người địa phương cho biết có ba con cá voi xuất hiện trong khu vực – hai con lớn và một con nhỏ. Một số người tin rằng con cá voi con được đẻ ở khu vực này nên hai con lớn tiếp tục quay lại trong mùa sinh sản mới.

Những người đi biển xác định cá voi bằng cách nhìn chim biển vì hai loài này cộng sinh. Sau khi lùa cá vào một chỗ, cá voi sẽ lặn xuống rồi lao lên đớp một miếng to. Lúc đó, nhiều con cá sẽ nhảy khỏi mặt nước và đàn chim bên trên trực sẵn chờ ăn. Ảnh: Thanh Tuấn

Người địa phương cho biết có ba con cá voi xuất hiện trong khu vực – hai con lớn và một con nhỏ. Một số người tin rằng con cá voi con được đẻ ở khu vực này nên hai con lớn tiếp tục quay lại trong mùa sinh sản mới.

Những người đi biển xác định cá voi bằng cách nhìn chim biển vì hai loài này cộng sinh. Sau khi lùa cá vào một chỗ, cá voi sẽ lặn xuống rồi lao lên đớp một miếng to. Lúc đó, nhiều con cá sẽ nhảy khỏi mặt nước và đàn chim bên trên trực sẵn chờ ăn. Ảnh: Thanh Tuấn

Trong sáng 3/7, những người đi biển chỉ thấy hai con cá voi, một lớn, một nhỏ. Cá voi cách bờ khoảng 2 km, thuyền dừng cách điểm săn mồi khoảng 100 m. Ảnh: Phạm Công Quý

Trong sáng 3/7, những người đi biển chỉ thấy hai con cá voi, một lớn, một nhỏ. Cá voi cách bờ khoảng 2 km, thuyền dừng cách điểm săn mồi khoảng 100 m. Ảnh: Phạm Công Quý

Trong hình là cá voi con, dài khoảng 6 m. Anh Tuấn cho biết chúng khá giống nhau nên rất khó phân biệt nếu ở xa.

Trong hình là cá voi con, dài khoảng 6 m. Anh Tuấn cho biết chúng khá giống nhau nên rất khó phân biệt nếu ở xa.

Theo anh Tuấn, con cá voi lớn săn mồi rất mạnh mẽ nhưng con nhỏ có vẻ chưa đủ khỏe nên không thường ngoi quá cao khỏi mặt nước.

“Miệng chúng khi ăn như cái rổ khổng lồ”, anh Tuấn nhận xét. Ảnh: Phạm Công Quý

Theo anh Tuấn, con cá voi lớn săn mồi rất mạnh mẽ nhưng con nhỏ có vẻ chưa đủ khỏe nên không thường ngoi quá cao khỏi mặt nước.

“Miệng chúng khi ăn như cái rổ khổng lồ”, anh Tuấn nhận xét. Ảnh: Phạm Công Quý

Theo Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp (CBES), loài cá voi xuất hiện tại khu vực này thuộc họ Bryde (Balaenoptera edeni) – một trong những động vật biển quý hiếm. Khác với nhiều loài cá voi thường sống theo đàn, cá voi Bryde có tập tính săn mồi đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ trong cùng gia đình.

Từ năm 2022 đến nay, cá voi Bryde thường xuyên bơi dọc vùng biển ven bờ của tỉnh Bình Định cũ như Vũng Bồi (Phù Mỹ), Đề Gi (Phù Cát), Hòn Sẹo (TP Quy Nhơn) và Mũi Gành (thị xã Hoài Nhơn). Từ tháng 6 năm nay, cá voi quay lại và liên tục săn mồi ở Phù Mỹ và Nhơn Hải. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp (CBES), loài cá voi xuất hiện tại khu vực này thuộc họ Bryde (Balaenoptera edeni) – một trong những động vật biển quý hiếm. Khác với nhiều loài cá voi thường sống theo đàn, cá voi Bryde có tập tính săn mồi đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ trong cùng gia đình.

Từ năm 2022 đến nay, cá voi Bryde thường xuyên bơi dọc vùng biển ven bờ của tỉnh Bình Định cũ như Vũng Bồi (Phù Mỹ), Đề Gi (Phù Cát), Hòn Sẹo (TP Quy Nhơn) và Mũi Gành (thị xã Hoài Nhơn). Từ tháng 6 năm nay, cá voi quay lại và liên tục săn mồi ở Phù Mỹ và Nhơn Hải. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhiều người dân biển nhận xét khả năng cao vùng nước này sạch sẽ, dồi dào thức ăn nên cá voi liên tục xuất hiện để săn mồi, sinh sản. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhiều người dân biển nhận xét khả năng cao vùng nước này sạch sẽ, dồi dào thức ăn nên cá voi liên tục xuất hiện để săn mồi, sinh sản. Ảnh: Thanh Tuấn

Hoài Anh

Nguồn: https://vnexpress.net/san-anh-ca-voi-san-moi-o-gia-lai-4909584.html