Bắc NinhĐến với Lục Ngạn, du khách được trải nghiệm hái, ăn vải tại vườn và tìm hiểu về nhiều giống vải của địa phương.

Vải, cây trồng chính của tỉnh Bắc Giang cũ, nay là Bắc Ninh, đang vào mùa trĩu quả. Đến xã Lục Ngạn, du khách có thể thấy những đồi vải trập trùng. Nhìn từ xa khó thấy màu đỏ của vải đang chín, nhưng gần hơn, những chấm đỏ xuất hiện xen giữa màu xanh của lá. Những cây vải thiều cao khoảng 10-15 m, tán hình mâm xôi.
Vải, cây trồng chính của tỉnh Bắc Giang cũ, nay là Bắc Ninh, đang vào mùa trĩu quả. Đến xã Lục Ngạn, du khách có thể thấy những đồi vải trập trùng. Nhìn từ xa khó thấy màu đỏ của vải đang chín, nhưng gần hơn, những chấm đỏ xuất hiện xen giữa màu xanh của lá. Những cây vải thiều cao khoảng 10-15 m, tán hình mâm xôi.

Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu), sinh năm 1999, hiện làm sáng tạo nội dung về du lịch tại Hà Nội, về thăm nhà đúng mùa vải cuối tháng 6. “Năm nay được mùa nên tranh thủ về quê. Đứng trên đỉnh đồi nhìn đâu cũng thấy vải. Vườn vải lên hình đẹp và bắt mắt”, Yến nói.
Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu), sinh năm 1999, hiện làm sáng tạo nội dung về du lịch tại Hà Nội, về thăm nhà đúng mùa vải cuối tháng 6. “Năm nay được mùa nên tranh thủ về quê. Đứng trên đỉnh đồi nhìn đâu cũng thấy vải. Vườn vải lên hình đẹp và bắt mắt”, Yến nói.

Lục Ngạn hiện chưa có dịch vụ check in vườn vải như các điểm hái mận ở Mộc Châu nên du khách thường sẽ chủ động xin chủ vườn vào chụp ảnh, mua và ăn vải hoặc nhờ người quen dẫn đến tham quan. Khách theo đoàn đông cần liên hệ với các đơn vị du lịch.
Lục Ngạn hiện chưa có dịch vụ check in vườn vải như các điểm hái mận ở Mộc Châu nên du khách thường sẽ chủ động xin chủ vườn vào chụp ảnh, mua và ăn vải hoặc nhờ người quen dẫn đến tham quan. Khách theo đoàn đông cần liên hệ với các đơn vị du lịch.

Yến check in hai vườn vải tại xã Lục Ngạn cùng hai người bạn và được chủ vườn đón tiếp. Lần đầu tiên tham quan và thưởng thức vải ngay tại vườn là một trải nghiệm thú vị với họ.
“Tôi chưa từng thấy vườn vải nào rộng và trĩu quả đến vậy. Điều đặc biệt là chúng tôi còn được hướng dẫn cách phân biệt các loại vải”, Quang Kiên (trái) nói.
Yến check in hai vườn vải tại xã Lục Ngạn cùng hai người bạn và được chủ vườn đón tiếp. Lần đầu tiên tham quan và thưởng thức vải ngay tại vườn là một trải nghiệm thú vị với họ.
“Tôi chưa từng thấy vườn vải nào rộng và trĩu quả đến vậy. Điều đặc biệt là chúng tôi còn được hướng dẫn cách phân biệt các loại vải”, Quang Kiên (trái) nói.

Kiên còn cho biết thêm trải nghiệm giúp hiểu và trân trọng hơn giá trị của từng loại cây. Ở Lục Ngạn, có ba loại vải chính là Thanh Hà, U Hồng và vải Thiều, khác nhau về kích thước và màu sắc. Vải Thanh Hà quả to, tròn, chín đỏ. Vải U Hồng quả to, hơi nhọn và màu phớt hồng, xanh nhạt, vải Thiều quả bé hơn hai loại còn lại.
.
Kiên còn cho biết thêm trải nghiệm giúp hiểu và trân trọng hơn giá trị của từng loại cây. Ở Lục Ngạn, có ba loại vải chính là Thanh Hà, U Hồng và vải Thiều, khác nhau về kích thước và màu sắc. Vải Thanh Hà quả to, tròn, chín đỏ. Vải U Hồng quả to, hơi nhọn và màu phớt hồng, xanh nhạt, vải Thiều quả bé hơn hai loại còn lại.
.

Sau khi tham quan trải nghiệm, du khách có thể mua vải về làm quà. Giá tại vườn dao động từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng một kg tuỳ thời điểm (đầu mùa vải to đẹp giá cao hơn). Ảnh: Quang Cường
Sau khi tham quan trải nghiệm, du khách có thể mua vải về làm quà. Giá tại vườn dao động từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng một kg tuỳ thời điểm (đầu mùa vải to đẹp giá cao hơn). Ảnh: Quang Cường

Chị Tuyết, chủ vườn vải ở Lục Ngạn, cho biết “năm nay vui vì được mùa nhưng cũng buồn vì giá vải quá rẻ. Công sức, chi phí chăm nom cả vườn vải khá tốn kém”.
Chị Tuyết, chủ vườn vải ở Lục Ngạn, cho biết “năm nay vui vì được mùa nhưng cũng buồn vì giá vải quá rẻ. Công sức, chi phí chăm nom cả vườn vải khá tốn kém”.

Yến nói trải nghiệm hái vải thích hợp vào cuối tuần, có thể đi và về trong ngày. Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội, thời gian di chuyển từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng tùy thời điểm hoặc phương tiện. Yến mong du khách đến quê mình nhiều hơn để du lịch miệt vườn mùa nào thức nấy (vải, bưởi, cam, táo, dưa hấu, dưa lê, nho) và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Yến nói trải nghiệm hái vải thích hợp vào cuối tuần, có thể đi và về trong ngày. Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội, thời gian di chuyển từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng tùy thời điểm hoặc phương tiện. Yến mong du khách đến quê mình nhiều hơn để du lịch miệt vườn mùa nào thức nấy (vải, bưởi, cam, táo, dưa hấu, dưa lê, nho) và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Tâm Anh
Ảnh: Quang Kiên, Yến Vi Vu
Nguồn: https://vnexpress.net/hai-va-thuong-thuc-vai-tai-vuon-o-luc-ngan-4908603.html